Các bệnh phụ khoa thường gặp cần lưu ý

CHÚNG TÔI LÀM TỪ TRÁI TIM

Hotline:

0935 22 7989
icon_gh 0
Các bệnh phụ khoa thường gặp cần lưu ý
Ngày đăng: 24/08/2021 04:09 PM

    Khám phụ khoa định kỳ là biện pháp hữu hiệu nhằm phát hiện sớm các tổn thương, viêm nhiễm phụ khoa (nhiễm khuẩn, viêm âm đạo); Viêm lộ tuyến cổ tử cung; Tổn thương ở tử cung (u xơ tử cung, lạc nội mạc, tăng sinh nội mạc …); Các u phần phụ (u buồng trứng) …


       Chị em phụ nữ cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về các bệnh phụ khoa thường gặp để phát hiện và điều trị kịp thời:

       1. Nhiễm khuẩn âm đạo

       Nhiễm khuẩn âm đạo: Là hội chứng do rối loạn phổ vi trùng âm đạo: Giảm sút nồng độ Lactobacilli và gia tăng vi khuẩn yếm khí. Nhiễm khuẩn âm đạo do Gardnerella làm tăng nguy cơ viêm vùng chậu. Nếu có thai sẽ dễ bị vỡ ối non, nhiễm trùng ối, sinh non, viêm nội mạc tử cung sau sinh và sau mổ lấy thai.
       Triệu chứng: Huyết trắng nhiều, màu trắng xám, rất hôi, nhất là sau giao hợp.
       Điều trị: Metronidazole hoặc Clindamycin uống hoặc đặt âm đạo.

       2. Viêm âm đạo do nấm

       Viêm âm đạo do nấm: 75% phụ nữ bị viêm âm đạo do nấm 1 lần trong đời. Nguyên nhân thường do dùng kháng sinh phổ rộng, kéo dài; Gia tăng glycogen âm đạo: Thai kỳ, tiểu đường, thuốc ngừa thai chứa estrogen liều cao; Suy giảm miễn dịch; Môi trường âm đạo ẩm, ướt.
       - Triệu chứng: Ngứa âm hộ, âm đạo; Đôi khi có cảm giác nóng, tiểu rát, giao hợp đau; Âm hộ và niêm mạc âm đạo viêm đỏ; Huyết trắc đục, đặc, lợn cợn thành mảng giống sữa đông, vôi vữa.
       - Điều trị: Thuốc uống, đặt âm đạo, thoa ngoài da: Nystatin; Fluconazole; Clotrimazole; …

       3. Viêm âm đạo do Trichomonas

       Viêm âm đạo do Trichomonas: Là một bệnh lây truyền qua đường tình dục và do trùng roi Trichomonas vaginalis.
       - Triệu chứng: Huyết trắng nhiều, màu vàng hay xanh loãng, có bọt và mùi tanh; Có thể ngứa, tiểu rát; Trường hợp nặng có dấu hiệu trái dâu tây: Âm đạo và cổ tử cung có những điểm xuất huyết nhỏ, lấm tấm.
       - Điều trị: Thuốc uống: Metronidazole; Tinidazole; ...

       4. Viêm âm đạo do thiếu nội tiết

       Viêm âm đạo da thiếu nội tiết: Thường do thiếu estrogen ở phụ nữ tuổi mãn kinh làm cho niêm mạc âm đạo mất lớp bề mặt và trung gian trở nên rất mỏng, dễ tổn thương và nhiễm trùng.
       - Triệu chứng: Đau tức vùng hạ vị; Tiểu buốt, tiểu lắt nhắt; Khí hư ít, có thể có mủ hoặc máu.

       5. Viêm cổ tử cung

       Viêm cổ tử cung: Hai tác nhân thường gặp nhất là Neisseria gonorrhoeae và Chlamydia trachomatis. Khoảng 10% - 20% sẽ dẫn đến viêm vùng chậu gây viêm dính và vô sinh.
       - Triệu chứng: Huyết trắng vàng hay xanh, bám ở cổ tử cung; Cổ tử cung lộ tuyến, viêm đỏ phù nề dễ chảy máu khi đụng chạm.
       - Điều trị thuốc uống: Cefixime; Ciprofloxacine; Metronidazloe; Erythromycine;  ...

       6. Lộ tuyến cổ tử cung

       Lộ tuyến cổ tử cung: Là tổn thương lành tính ở cổ tử cung. Tuy nhiên về lâu dài, nếu không được điều trị tốt trong quá trình tái tạo thì lộ tuyến cổ tử cung có thể diễn tiến thành các tổn thương nghi ngờ, ác tính.
       - Triệu chứng: Đau ở âm hộ, âm đạo; Ra nhiều khí hư bất thường; Khí hư có mùi khó chịu; Chảy máu bất thường ở vùng kín.
       - Điều trị: Áp lạnh/ đốt điện cổ tử cung.

       7. U xơ tử cung

       U xơ tử cung: Là khối u lành tính của tế bào cơ trơn tử cung.
       - Triệu chứng: Rối loạn kinh nguyệt; Đau bụng, đau lưng, đau vùng xương chậu; Bí tiểu; Vùng bụng sờ vào cứng, thậm chí có thể sờ thấy khối u.
       - Điều trị phẫu thuật khi có chỉ định:

         * UXTC ở cơ và dưới thanh mạc => mở bụng bóc u.
         * UXTC dưới niêm mạc => nội soi buồng tử cung bóc u.
         * UXTC thoái hóa sa xuống âm đạo => cắt đường âm đạo.

         * Cắt tử cung toàn phần/ bán phần: Phẫu thuật nội soi ổ bụng hoặc mổ mở.

       8. U nang buồng trứng

       U nang buồn trứng: 90% u buồng trứng dạng nang, thường gặp ở độ tuổi sinh đẻ. Bệnh hình thành khi buồng trứng có chứa dịch hay chất rắn có dạng giống bã đậu phát triển một cách bất thường.
       - Triệu chứng: Đau vùng chậu, đau thắt lưng hoặc đùi; Đau tức vùng bụng dưới, đi tiểu liên tục; Đau khi quan hệ tình dục; Chu kì kinh bất thường.
       - Phẩu thuật: Mổ nội soi bóc u hoặc mổ mở.

       Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần và tầm soát ung thư cổ tử cung hàng năm là biện pháp chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt nhất cho phụ nữ. Việc làm cần thiết này giúp phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý phụ khoa thường gặp như: Các bệnh viêm nhiễm, u nang buồng trứng, u xơ tử cung hoặc ung thư giai đoạn đầu.

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline Mua hàng

    0935 22 7989

    Hotline CSKH

    0903 888 369