Cách sống khỏe cho những ngày dãn cách

CHÚNG TÔI LÀM TỪ TRÁI TIM

Hotline:

0935 22 7989
icon_gh 0
Cách sống khỏe cho những ngày dãn cách
Ngày đăng: 26/08/2021 09:38 AM

    Nếu bạn thực hành theo những lời khuyên về sức khỏe do các chuyên gia WHO đưa ra, bạn vẫn có thể tận hưởng khoảng thời gian vui vẻ, hạnh phúc bên gia đình trong thời gian ở nhà. Đồng thời, Nhà Suga để duy trì lối sống khỏe mạnh trong những ngày giãn cách:

    1. Chăm chỉ rèn luyện thể chất

    Gần đây, Việt Nam mới trải qua đợt bùng phát và tiến hành phong tỏa ở một số tỉnh thành. Thế nhưng một năm trước, nhiều nước châu Âu đã đi qua giai đoạn này rồi. Dịch COVID-19 khiến chúng ta phải hạn chế ra đường, nhiều nước ở châu Âu cũng có những giai đoạn khuyến cáo người dân không ra ngoài tập thể dục.

    Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách giúp chúng ta rèn luyện thể chất và thư giãn tại nhà. Điều quan trọng là mọi lứa tuổi cần vận động trong khả năng. Chiến dịch “Be Active” (Hãy Vận động) của WHO đưa ra nhằm khuyến khích người dân tận hưởng cuộc sống năng động tại nhà.

    Nên nhớ, mỗi khi ngồi lâu, bạn có thể nghỉ giải lao, dành 3-4 phút tập một vài động tác thể dục nhẹ nhàng, đi bộ quanh nhà, quanh vườn nhà, hoặc tập các bài tập giãn cơ. Việc vận động nhẹ nhàng như vậy sẽ góp phần cải thiện lưu thông máu và tốt cho cơ xương khớp của bạn.

    Bạn hoàn toàn có thể áp dụng các bài tập thể dục trong nhà như thể dục thẩm mỹ, yoga, thái cực quyền,… phù hợp với lứa tuổi và thể trạng.

    Hoạt động thể chất có lợi cho cơ thể lẫn tâm trí của bạn. Nó góp phần ngăn ngừa các bệnh do lối sống như tăng huyết áp, giảm nguy cơ bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường tuýp 2 và ung thư.

    Tập thể dục giúp cân bằng trạng thái và cảm xúc của bạn. Ở người cao tuổi, tập thể dục nhẹ nhàng đúng cách còn nâng cao sức bền cơ thể, góp phần cải thiện sự thăng bằng của cơ thể, tránh nguy cơ bị ngã hay chấn thương.

    2. Chăm sóc sức khỏe tinh thần ngày giãn cách

    Dù là trong thời kỳ giãn cách, hạn chế ra đường, bạn vẫn nên duy trì một lối sống khoa học, lành mạnh, và lịch sinh hoạt hợp lý.

    Để giúp cho cơ thể luôn ở trong trạng thái tốt và vui vẻ, thư giãn, hãy dậy sớm, không nên ngủ nướng để cơ thể khỏe mạnh và tỉnh táo.

    Hãy giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt, ăn uống đúng giờ, phân bổ thời gian hợp lý giữa làm việc và nghỉ ngơi. Tập các bài tập thể chất thường xuyên để cơ thể giải phóng độc tố, giúp tâm trạng thư thái và hạnh phúc.

    Dạy con học bài là một cách giúp tâm trạng vui vẻ, gắn kết tình cảm gia đình trong thời gian giãn cách
    Dạy con học bài là một cách giúp tâm trạng vui vẻ, gắn kết tình cảm gia đình trong thời gian giãn cách

    Thời gian giãn cách cũng là lúc bạn có thêm nhiều giây phút để tận hưởng cùng gia đình, người thân. Bạn có thể cùng con làm bài tập, chơi trò chơi, cả gia đình cùng nhau nấu ăn để xua tan mọi lo âu, thêm lạc quan trong cuộc sống.

    Để tâm trí sảng khoái, trong thời gian này, bạn không nên lạm dụng các thiết bị điện tử, tránh ngồi trước màn hình điện tử quá lâu. Nên khuyến khích trẻ em vận động, làm việc nhà, đọc truyện thay vì mải mê chơi điện tử hay sử dụng mạng xã hội.

    Hãy tận dụng khoảng thời gian này để lan tỏa lòng nhân ái, bày tỏ niềm biết ơn tới đội ngũ tuyến đầu chống dịch COVID-19. Đây cũng là cách để trái tim bạn luôn yêu thương, sẻ chia, nuôi dưỡng sức khỏe tâm hồn.

    3. Bỏ thuốc lá

    Người hút thuốc sẽ đứng trước nguy cơ dễ nhiễm virus SARS-CoV-2 hơn bởi họ thường xuyên đưa điếu thuốc lên miệng. Tay chạm vào miệng làm dễ nhiễm khuẩn hơn, đặc biệt là vi khuẩn đường hô hấp.

    Đối với người hút thuốc, một khi đã nhiễm virus rồi, họ cũng đứng trước nguy cơ biến chứng COVID-19 nặng hơn bởi chức năng phổi đã tổn thương sẵn do thuốc lá rồi.

    Vậy đại dịch toàn cầu chính là lúc để bạn bỏ thuốc và bắt đầu một cuộc sống lành mạnh hơn.

    Một vài mẹo giúp quý ông bỏ thuốc lá đợt giãn cách

    – Ý chí: Trước tiên là cần chút ý chí, trì hoãn cơn thèm thuốc lâu nhất có thể.

    – Hít thở sâu: Có thể cắt cơn thèm thuốc bằng cách hít thở sâu. Hãy thở sâu 10 lần cho tới khi cơn thèm thuốc lá qua đi.

    – Uống nước: nếu thèm thuốc, hãy uống nước. Nó sẽ làm giảm cảm giác thèm thuốc của bạn. Hơn nữa đây cũng là một cách hay giúp bạn uống đủ nước trong ngày.

    – Làm một điều gì đó khác để xao nhãng cơn thèm thuốc: Khi thèm thuốc lá, bạn có thể làm một cái gì đó để quên đi cơn thèm như đi tắm, đọc sách, đi bộ quanh nhà hoặc nghe nhạc.

    4. Dành nhiều thời gian bên con, dạy con cách vượt qua đại dịch

    Trong thời gian giãn cách, phong tỏa, trẻ em là một trong những đối tượng ảnh hưởng nhiều nhất do đóng cửa trường học, khu vui chơi giải trí, không được giao tiếp với bạn bè cùng trang lứa. Lúc này, bạn có thể phát huy vai trò là bậc phụ huynh tốt, thay thế vai trò của thầy cô đồng thời trấn an các con.

    WHO khuyên các bậc phụ huynh có thể tận dụng khoảng thời gian này để tăng cường sợi dây liên kết tình cảm giữa cha mẹ với con cái thông qua các hoạt động vui chơi lành mạnh tại nhà. Cả nhà có thể cùng con xem những bộ phim hoạt hình, cùng hát những bài hát thiếu nhi vui nhộn để nâng cao ý thức phòng dịch như bài hát dạy cách rửa tay,…

    Thời gian nghỉ giãn cách ở nhà, trẻ nhỏ có thể làm đồ thủ công để nâng cao khả năng sáng tạo

    Những hoạt động nâng cao trí tưởng tượng sẽ giúp cho tâm trí trẻ em không còn bị bó hẹp trong không gian chật hẹp, giúp cho các em trở nên mạnh mẽ hơn và có kỹ năng sống tốt hơn trong mọi hoàn cảnh.

    Một cuốn truyện tranh được WHO khuyến khích cho các bậc cha mẹ đó là “Người hùng chính là bạn: Cách giúp trẻ em vượt qua COVID-19”. Cuốn truyện tranh “My Hero is You” (Người hùng của tôi chính là bạn) là cách giúp tâm hồn non nớt hiểu về virus bằng tâm hồn trẻ thơ và hiểu về công việc của các y tá, bác sĩ đang ngày đêm miệt mài chống dịch, chăm sóc bệnh nhân COVID-19. Qua đó các em có thể vượt qua quãng thời gian giãn cách ở nhà trong tâm trạng vui vẻ và tích cực.

    5. Chế độ ăn uống lành mạnh

    Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong đại dịch COVID-19. Dinh dưỡng có thể nâng cao sức đề kháng của cơ thể trước bệnh tật và giúp cơ thể nhanh hồi phục hơn nếu nhiễm bệnh.

    Thực phẩm tốt cho người tiêm vắc xin COVID-19
    Cách duy trì khả năng miễn dịch cơ thể trong thời COVID-19
    Mặc dù không thực phẩm hay đồ ăn nào có thể ngăn ngừa hay chữa khỏi COVID-19, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ miễn dịch. Dinh dưỡng lành mạnh có thể làm giảm tình trạng các bệnh lý về sức khỏe khác.

    Đối với trẻ sơ sinh, chế độ ăn tối ưu là bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bổ sung thêm chế độ ăn dặm gồm các thức ăn dưỡng chất khác ngoài bú sữa mẹ từ 6 tháng trở đi. Đối với trẻ nhỏ, chế độ ăn cân bằng đầy đủ dinh dưỡng để tăng trưởng và phát triển trí tuệ. Ở người già, chế độ dinh dưỡng lành mạnh góp phần sống khỏe mạnh hơn và năng động hơn.

    Một số bí quyết duy trì chế độ ăn lành mạnh:

    – Ăn đa dạng thực phẩm, trong đó có rau củ quả để bổ sung vitamin, chất xơ. Bạn nên ăn ngũ cốc nguyên hạt như cơm, ngô, khoai, các loại đậu đỗ như đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen… Bổ sung đạm động vật như thịt, cá, trứng, sữa,…

    Cách hay giữ thực phẩm tươi lâu, tránh tiếp xúc trong dịch COVID-19
    Đối với đồ ăn vặt, nên chọn hoa quả tươi và các loại hạt (lạc, hạt hướng dương,…) không tẩm muối.

    – Cắt giảm muối để phòng bệnh: lượng muối nạp vào cơ thể nên dưới 5gram/ngày (lượng 5gram tương đương 1 thìa cà phê muối). Cẩn trọng với lượng muối bạn nêm nếm trong đồ ăn, nước chấm, nước sốt,…

    – Ăn lượng chất béo và dầu ăn vừa phải.

    – Hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể: Hạn chế uống nước ngọt có gas để tránh nạp quá nhiều đường vào cơ thể.

    – Uống đủ nước mỗi ngày.

    – Tránh rượu bia và đồ uống có cồn: Uống rượu không thể diệt virus. Đồ uống có cồn gây ra tác hại lâu dài như làm tổn thương gan, bệnh tim, ung thư và các bệnh lý về tâm thần.

    – Cho trẻ bú mẹ:Trẻ sơ sinh nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Tiếp tục cho trẻ bú mẹ tới 2 tuổi hoặc lâu hơn nếu mẹ còn sữa để tăng sức đề kháng của trẻ.

    Mẹo đảm bảo an toàn thực phẩm trong mùa dịch COVID-19

    Không có bằng chứng COVID-19 có thể lây qua tiếp xúc với thực phẩm hoặc đồ đựng thực phẩm. COVID-19 nói chung lây trực tiếp từ người sang người. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là thực hành vệ sinh tốt khi sơ chế thực phẩm để ngăn ngừa bất kể loại bệnh nào lây qua đường thức ăn.

    Sau đây là 5 nguyên tắc đảm bảo an toàn thực phẩm trong làm bếp WHO đề ra:

    – Giữ đồ dùng làm bếp sạch sẽ

    – Để riêng đồ sống và đồ chín

    – Ăn chín uống sôi

    – Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp

    – Sử dụng nước sạch vệ sinh và nguyên liệu thực phẩm đảm bảo an toàn.

     

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline Mua hàng

    0935 22 7989

    Hotline CSKH

    0903 888 369