Nhiễm trùng đường tiểu, bệnh thường gặp ở phụ nữ

CHÚNG TÔI LÀM TỪ TRÁI TIM

Hotline:

0935 22 7989
icon_gh 0
Nhiễm trùng đường tiểu, bệnh thường gặp ở phụ nữ
Ngày đăng: 24/08/2021 04:30 PM

    Câu 1: Thưa bác sĩ Nguyễn Thị Song Hà, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng nhiễm trùng đường tiểu ở phụ nữ?

    - Nhiễm trùng tiểu là bệnh gây ra do sự nhiễm trùng tại hệ tiết niệu. Khoảng 50% phụ nữ sẽ bị nhiễm trùng tiểu vào một lần nào đó trong đời. Nhiễm trùng tiểu thường xảy ra khi vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào đường niệu, thường qua niệu đạo, và từ đó vi trùng sinh sôi nảy nở và nhân lên. Nếu không được điều trị kịp thời vi trùng có thể xâm nhập ngược dòng lên bàng quang, niệu quản rồi thận gây viêm đài bể thận hoặc gây suy thận...

    - Bình thường hệ tiết niệu có thiết kế về giải phẫu không cho phép vi khuẩn xâm nhập, nước tiểu cũng có đặc tính kháng khuẩn ức chế sự tăng sinh của vi khuẩn. Tuy nhiên, có một số yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho vi trùng xâm nhập để gây nên bệnh nhiễm trùng tiểu

    Câu 2: Biểu hiện của nhiễm trùng đường tiểu ở phụ nữ?

    - Không phải tất cả mọi người bị nhiễm trùng đường niệu đều có triệu chứng, nhưng đa số sẽ có một vài triệu chứng khiến bạn cảm thấy không thoải mái. Những triệu chứng này bao gồm cảm giác tiểu nhiều, lắt nhắt, tiểu khó, tiểu buốt và đau rát vùng bàng quang hoặc niệu đạo trong khi tiểu. Bạn cũng có thể thấy bụng nặng, khó chịu dưới xương mu.

    - Hoặc bạn có thể tiểu được rất ít mặc dù cảm giác rất mắc tiểu. Nước tiểu trắng đục hoặc lợn cợn, thậm chí có thể hơi đỏ nếu có máu.

    - Nếu bị sốt hay đau ở hai bên thắt lưng hoặc ở cả hai bên mạn sườn thì có nghĩa nhiễm trùng đã lên tới thận. Nếu không được điều trị kịp thời đưa tới viêm đài bể thận có thể dẫn đế suy thận nguy hiểm cho tính mạng.

    Nhiễm trùng đường tiểu

    Câu 3: Nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu ở phụ nữ?

    Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới do ống niệu đạo ở nữ giới ngắn, vi khuẩn rất dễ thâm nhập và di chuyển vào bên trong.

    Hơn 90% viêm bàng quang là do Escherichia coli, một loài vi khuẩn thường thấy ở đưởng tiêu hóa thường được cho là nguyên nhân chính gây ra bệnh. Vi khuẩn này thường trú bên trong khu vực đại tràng và có thể xâm nhập tới niệu đạo thông qua đường hậu môn.

    Phụ nữ có thai cũng có nguy cơ mắc bệnh này do sức đề kháng giảm, bên cạnh đó tâm lý sợ đi tiểu nhiều, ít uống nước cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

    Bên cạnh đó các tình trạng bệnh lý gây tắc nghẽn đường tiểu như: sỏi, bướu, dị tật bẩm sinh, đa sản, sa sinh dục, bệnh tiểu đường, suy giảm miễn dịch, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, phụ nữ mãn kinh.... quan hệ tình dục không đúng cách và vệ sinh kém, uống ít nước... cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh

    Câu 4: Khi bị nhiễm trùng đường tiểu, chị em phụ nữ cần phải làm gì?

    Khi có dấu hiệu biểu hiện bệnh như tiểu nhiều, lắt nhắt, tiểu khó, tiểu buốt và đau rát vùng bàng quang hoặc niệu đạo trong khi tiểu hoặc nước tiểu trắng đục hoặc lợn cợn, có máu...
    Bạn nên uống thật nhiều nước, uống vitamin C hoặc uống nhiều nước cam, chanh bưởi.. Nếu không cải thiện bạn phải đi khám ngay nhất là khi đã có biểu hiện của sốt.

    Chẩn đoán nhiễm trùng tiểu không khó. Bạn sẽ được bác sĩ khám, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu hoặc phải siêu âm hoặc X Quang để tìm thêm một số nguyên nhân bệnh lý phối hợp khác có thể làm bạn bị mắc bệnh này

    Câu 5: Cách phòng tránh nhiễm trùng đường tiểu ở nữ giới?

    – Thông thường bệnh gây ra bởi do vệ sinh không đúng. Khi đi cầu đi tiểu chị em nên nhớ luôn rửa hay lau từ trước ra sau, không nên vệ sinh hay lau rửa từ sau ra trước vì vi nấm hay các vi trùng nằm ở hậu môn xâm nhập vào âm đạo hay niệu đạo có cơ hội gây bệnh.

    - Tắm đứng thay vì tắm trong bồn tắm.

    – Không nên quan hệ với nhiều bạn tình để hạn chế khả năng mắc bệnh. Nên đi tiểu và vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục.

    - Uống thật nhiều nước mỗi ngày, nên uống ít nhất trên 2 lít mỗi ngày.

    - Không nên nhịn tiểu.

    - Đi tiểu ngay khi cảm thấy mắc tiểu, đôi khi do công công việc quá bận không nhớ đế đi tiểu bạn nên nhìn đồng hồ hoặc đặt báo thức để theo dõi việc bài tiết nước tiểu của mình thường xuyên hơn.

    Bs. Nguyễn Thị Song Hà

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline Mua hàng

    0935 22 7989

    Hotline CSKH

    0903 888 369